[Sức Khỏe] Liệu Hội Chứng Loãng Xương Có Dẫn Đến Tử Vong?

Nam N. Phung
Đăng ngày 25/08/2020
1,105 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Nhạc sĩ phối âm nổi tiếng 91 tuổi Ennio Moricone của Hollywood không may té ngã phải nhập viện vì gãy xương vùng chậu, kết quả là ngày 6/7 ông đã từ trần vì biến chứng của bệnh. Nhiều người thương tiếc ông nói rằng, Ý cũng đã thoát khỏi sự hoành hành của căn bệnh quái ác Covid-19 rồi, nhưng Ennio đã rời khỏi thế gian vì sự biến chứng của tai họa gãy xương, tin xấu này làm cho nhiều fan âm nhạc đã không khỏi đau buồn thương tiếc ông.

 Gãy xương chậu làm tăng tỉ lệ tử vong lên gấp 5 lần!

Nhiều người cho rằng, tầm nghiêm trọng của việc gãy xương chậu ở người cao niên và người trẻ tuổi đều là như nhau. Trên thực tế, theo thống kê của cục bảo hiểm Đài Loan vào năm 2009, tỉ lệ tử vong trong năm của phái nam ở độ tuổi cao niên trong trường hợp gãy xương chậu tăng lên đến 18% so với tỉ lệ tử vong tiêu chuẩn là 3.6%.

Những biến chứng của gãy xương háng bao gồm: tử vong, tàn phế, liệt và mất đi khả năng tái hòa nhập cộng đồng, chứng thối loét (do nằm liệt giường), viêm phổi, viêm đường tiết niệu, tắc nghẽn tĩnh mạch. Biến chứng của bệnh không những dày vò bệnh nhân mà còn mang lại gánh nặng và áp lực cho người chăm sóc.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ 2017, việc tái phẫu thuật ngay tại vị trí xung quanh vùng xương đùi giả (gãy xương sau phẫu thuật) sẽ gia tăng tỉ lệ tử vong lên đến 24 %, có nghĩa là trong trường hợp tiến hành phẫu thuật lần hai cùng một vị trí gãy xương thì tỉ lệ tử vong là 1 trên bốn ca phẫu thuật. Có thể thấy xương háng gãy vỡ và tỉ lệ tử vong có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau.


 Hội chứng loãng xương được xem là sát thủ thầm lặng và vô hình của người cao tuổi

Nguyên nhân dẫn đến xương háng gãy vỡ ngoài yếu tố độ tuổi ra thì còn phải nhắc đến hội chứng loãng xương. Loãng xương là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi, đồng thời cũng được xếp vào vị trí thứ hai trong tốp các căn bệnh phổ biến trên thế giới. Theo ước tính, số người mắc bệnh loãng xương ở Việt Nam năm 2019 là khoảng 3,2 triệu người, trong đó có hơn 2.4 triệu phụ nữ, trên 190.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, 29.000 gãy xương háng và số phụ nữ trên 50 tuổi bị gãy lún đốt sống chiếm khoảng 23%. Đặc biệt số người loãng xương ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng và trẻ hóa. Dự báo sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương vào năm 2030.

Theo thống kê của Hội loãng xương Tp.HCM, hiện nay tỉ lệ gãy xương do chứng loãng xương gây nên rất đáng lo ngại: 20% trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương có thể tử vong trong vòng một năm sau đó, 30% bị tàn phế hoàn toàn, 40% phụ thuộc vào người khác và 80% không thể tái hòa nhập với cộng đồng. Kết hợp chứng loãng xương với gãy xương vùng hông và tỉ lệ tử vong do gãy xương mà xem thì có thể nói rằng loãng xương là “sát thủ” vô hình của người cao tuổi.

 Nên đi kiểm tra định kì, ngăn ngừa hiện tượng gãy xương là biện pháp điều trị tốt nhất

Tuy rằng loãng xương không thể nào hình thành hội chứng nguy hiểm này, nhưng một khi kết hợp với hiện tượng gãy xương thì sẽ kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng, do đó đây chính là nguyên nhân chính trong việc phòng bệnh. Ở nữ giới, vào giai đoạn sau khi mãn kinh không nên bỏ qua việc kiểm tra định kì mật độ xương, và sau 65 tuổi thì các chuyên gia khuyên bạn nên đi kiểm tra ít nhất hai năm một lần để sớm phát hiện vấn đề và phòng tránh loãng xương cùng với những nguy hiểm gãy xương đi kèm.

Ngoài việc quan sát tình trạng xương cột sống và xương chậu bằng phương pháp chụp X-quang ra thì hiện nay hai phương pháp kiểm tra loãng xương phổ biến thường được sử dụng đó là “siêu âm định lượng mật độ xương” (Quantitative Ultrasound-QUS) và “đo hấp thụ tia X năng lượng kép” (Dual Energy Xray Absorptiometry-DXA). Phương pháp siêu âm đo định lượng tuy nhanh nhưng độ chính xác tương đối thấp. Hiện nay, phương pháp DXA được sử dụng làm tiêu chuẩn của toàn thế giới, khi “chỉ số T” (mật độ xương) ≥ -2.5 thì đồng nghĩa với việc bạn đã bị loãng xương.

 Ba bí kíp giúp phòng ngừa loãng xương: Bổ sung canxi, phơi nắng, tập thể dục

Để phòng ngừa loãng xương, bạn cần phải thực hiện ba điều sau:

1. Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi
Nguồn canxi từ động vật: sữa bò, sữa chua, phô mai, cá khô, v.v.

Nguồn canxi từ thực vật: đậu hũ, mè đen, rong biển, rau có màu sậm, v.v

2. Phơi nắng vừa đủ
Vitamin D của tia UV sẽ giúp kích hoạt nguồn Vitamin D trong cơ thể, giúp gia tăng việc hấp thụ canxi. Mỗi ngày chỉ cần phơi nắng khoảng 15 phút là được.

3. Tập thể dục thường xuyên
Nên chọn và tập các môn thể thao như chạy bộ, đi bộ nhanh, nhảy múa, tập tạ, thái cực, v.v hoặc cũng có thể chọn các loại hình vận động tập luyện thể lực, cải thiện mật độ xương. Đồng thời, thời gian tập thể thao nên kéo dài trên 30 phút.

“Cải thiện chất lượng xương để chống loãng xương” là phương pháp điều trị loãng xương tốt nhất

Nhắc đến việc điều trị loãng xương, nhiều người đều liên tưởng đến việc bổ sung canxi, tuy nhiên đối với những người đã mắc phải bệnh loãng xương thì việc bổ sung canxi thôi vẫn là chưa đủ.

Các chuyên gia thường ví xương như nước trong bồn, theo sự trôi dần của năm tháng, tuổi tác càng lớn thì mực nước trong bồn cũng vơi dần. Việc bổ sung canxi cũng như mở vòi nước bổ sung nước vậy. Tuy nhiên, nếu như bạn không đậy chặt nắp chặn thì lượng nước trong buồn sẽ không bao giờ được bơm đầy.

Hiện nay, các loại thuốc chống loãng xương đóng vai trò quan trọng như chiếc nắp đậy bồn nước, nó có tác dụng giữ canxi cho cơ thể, cải thiện từ từ chất lượng xương.

Thậm chí các lại thuốc mới như hoóc môn tuyến cận giáp cũng có tác dụng gia tăng chất lượng xương, cải thiện tế bào xương.

Căn cứ theo khuyến nghị của Hội loãng xương, khi mắc phải bệnh loãng xương, ngoài việc sử dụng thuốc men ra thì mỗi ngày nên bổ sung thêm 1500 mg canxi (chia làm ba lần bổ sung) và 800 IU vitamin D. Ngoài ra, còn phải bổ sung thêm các khoáng chất như magiê, kẽm, v.v

 Các hoạt động thể thao tốt sẽ gia tăng hiệu quả kháng loãng xương, ngược lại sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương

Ngoài việc sử dụng thuốc chống loãng xương ra thì các môn thể thao đúng đắn đóng một vai trò quan trọng. Vận động có thể cải thiện hiệu suất hấp thu canxi của cơ thể, đồng thời giúp gia tăng mật độ xương, hơn nữa nó còn giúp cải thiện thể lực, sự thăng bằng, cơ chế điều chỉnh của cơ thể và hạn chế nguy cơ té ngã.

Như đầu bài viết có nói rằng tỉ lệ tử vong ở những người cao tuổi do gãy xương là rất cao, do đó việc phòng tránh té ngã được xem là chìa khóa thiết yếu trong công cuộc điều trị. Những người duy trì một thói quen thể thao tốt, một thể lực cường tráng thì có thể giảm đi đáng kể nguy cơ té ngã, đảm bảo tính mạng cho bản thân.

Nhiều người do gặp phải những vấn đề về khớp nên không dám thực hiện các môn thể thao mạnh. Nhưng trên thực tế, bạn vẫn có thể chọn chơi các môn thể thao này và thực hiện chúng với cường độ phù hợp với bản thân, đồng thời khi vận động nên chú ý đến mức độ co dãn của khớp (chẳng hạn như tránh ngồi xổm quá thấp).

Tuy nhiên, điều cần phải chú ý ở đây đó là, nếu bạn chọn chơi những môn thể thao quá kịch liệt, hoặc đòi hỏi tốc độ di chuyển cực nhanh, hay cần phải tiến hành va chạm để giành giựt mục tiêu thì lúc này bạn khó có thể tránh khỏi nguy cơ té ngã và gãy xương. Vì vậy, việc chọn cho mình một môn thể thao phù hợp là cực kì quan trọng!


[Nguồn bài viết: Running Biji]